Nếu bạn đang trong giai đoạn lên kế hoạch du học hoặc chuẩn bị bước vào hành trình du học tại Anh quốc, hẳn bạn đang rất tò mò về những kinh nghiệm du học tại xứ sở sương mù.
Không ít các bạn học sinh, sinh viên đều đã bỡ ngỡ như những ‘tấm chiếu mới’ khi đặt chân đến Anh và mất không ít thời gian để làm quen với hành trình mới. Bởi vậy, việc tìm hiểu những điều cần lưu ý trước khi lên đường sang Vương quốc Anh sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và hòa nhập với cuộc sống mới nhanh chóng hơn đấy!
Vậy đâu là Những kinh nghiệm du học Anh được các cựu du học sinh truyền tai là ‘cứu tinh’ của mọi nhà? Edupath đã giúp bạn tổng hợp những thông tin bổ ích từ chính những du học sinh tại Vương quốc Anh cho hành trình sắp tới. Hãy cùng điểm qua những điều thú vị ngay dưới đây nhé!
Kinh nghiệm hồ sơ du học Anh: Cẩn thận, tỉ mỉ là điều cần thiết!
Kinh nghiệm đầu tiên bạn cần bỏ túi về du học Anh quốc là chuẩn bị hồ sơ du học Anh với ba lưu ý quan trọng:
1. Hồ sơ xin nhập học
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của từng khóa học và trường Trung học, Cao đẳng, Đại học tại Anh. Việc chuẩn bị hồ sơ và đăng ký thường sẽ được thực hiện thông qua cổng đăng ký trên website của nhà trường.
2. Hồ sơ xin Visa
Hồ sơ xin Visa cần được chuẩn bị cẩn thận theo yêu cầu của UKVI. Khi truy cập vào website gov.uk để đăng ký xin thị thực Visa, bạn sẽ nhận được danh sách yêu cầu các giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị, những yêu cầu cần đáp ứng tùy theo từng loại Visa theo nhu cầu của bạn.
3. Hồ sơ chuẩn bị trước khi lên đường sang Anh
Trước khi lên đường sang Anh quốc, bạn cũng cần phải cẩn thận chuẩn bị các loại giấy tờ tùy thân, Hộ chiếu (passport), những giấy tờ liên quan đến thủ tục nhập cảnh, việc nhập học, v.v.
Nhìn chung, quy trình này khá phức tạp và đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ.
Bạn nên có một danh sách các loại hồ sơ, giấy tờ du học Anh cần chuẩn bị để tránh sai sót và nên giữ chúng trong kẹp hoặc bì hồ sơ để tránh thất lạc.
Tìm hiểu thêm về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ Visa du học Anh? Hãy xem qua bài viết Hồ sơ du học Anh của Edupath nhé!
Kinh nghiệm các thủ tục nên hoàn tất ngay sau khi đến du học Anh
Lấy thẻ sinh trắc học (BRP)
Hầu hết các sinh viên khi chia sẻ kinh nghiệm đi du học tại Anh đều nhắc đến BRP, viết tắt của Biometric Residence Permit) – Thẻ sinh trắc học. Việc đầu tiên mà tất cả sinh viên quốc tế đều phải làm trong vòng 10 ngày sau khi đến Anh là lấy Thẻ sinh trắc học này.
Đây là minh chứng quyền lưu trú và học tập của bạn tại Anh, xác nhận đúng thông tin sinh trắc học, đảm bảo quyền và lợi ích của bạn ở Anh. Đồng thời, đây cũng là minh chứng bạn là du học sinh nhập cư hợp pháp, theo học chương trình tại Anh kéo dài trên 6 tháng.
Bạn cần lưu ý sau khi lấy BRP nên luôn mang theo bên mình để đảm bảo quyền lợi học tập, làm việc và sử dụng các dịch vụ tại Anh theo đúng loại Visa đã được cấp. Đây cũng là ‘tấm thẻ vàng’ bạn cần trình diện nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra trong quá trình sinh sống tại Anh đấy.
Để lấy thẻ BRP, bạn cần mang theo Visa, Hộ chiếu gốc và Thư của Đại sứ quán Anh đến bưu điện/trường học để nhận.
Đăng ký ghi danh tại trường
Bên cạnh việc lấy BRP, bạn cũng cần đăng ký ghi danh tại trường sau khi đến Anh. Thông thường, mỗi trường sẽ có quy định thời gian riêng.
Kinh nghiệm du học Anh của các bạn nhà EduPath thường chia sẻ là càng sớm càng tốt vì phải xong thủ tục này thì bạn mới có thể xin giấy giới thiệu của trường để được cấp thẻ thư viện, đăng ký thẻ xe bus của trường, mở tài khoản ngân hàng,…
Bạn cần chuẩn bị bản sao Visa, Hộ chiếu, giấy xác nhận đóng tiền học phí và thư mời học CAS để hoàn thành đăng ký ghi danh.
Đăng ký các dịch vụ y tế
Sau khi đã hoàn tất thủ tục ghi danh nhập học, nhà trường sẽ tư vấn bạn liên hệ đăng ký dịch vụ y tế miễn phí NHS. Thông thường, theo kinh nghiệm của du học sinh Anh chia sẻ, bạn có thể lựa chọn đăng ký tại trung tâm y tế của trường hoặc tại phòng khám địa phương gần nơi bạn sống (General practitioner – GP).
Khi đăng ký xin Visa, bạn đã thanh toán phụ phí y tế 200 GBP/1 năm sử dụng dịch vụ NHS (National Health Service) tại Anh nên đây vừa là điều bắt buộc, vừa là quyền lợi để bạn được hưởng dịch vụ y tế tốt nhất trong quá trình học tập và sinh sống tại Anh.
Đặc biệt, nếu bạn chưa quen với khí hậu lạnh, khi mới sang Anh bạn có thể dễ mắc phải cúm, cảm lạnh hay ho. Việc đăng ký dịch vụ y tế sớm sẽ thuận tiện hơn nếu bạn muốn thăm khám bác sĩ hoặc xin cấp thuốc đấy.
Đăng ký làm thẻ Railcard
Đây là kinh nghiệm mà hầu như nhiều bạn du học sinh thường bỏ sót. Railcard 16-25 là thẻ bao gồm phí giảm giá giao thông dành cho sinh viên. Bạn có thể tiết kiệm đến 30% chi phí di chuyển bằng phương tiện công cộng như buýt hoặc tàu khi sinh sống tại Anh.
Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng tại Anh
How To Open A Bank Account In UK?
Tại Anh, phương thức thanh toán phổ biến nhất là dùng thẻ, bao gồm chi trả tiền nhà, tiền điện nước, mua sắm thức ăn tại siêu thị, phí xe bus, v.v. Do đó, việc đăng ký tài khoản ngân hàng tại Anh là điều bạn cần làm ngay sau khi đến Vương quốc Anh.
Theo kinh nghiệm du học Anh từ các cựu du học sinh, bạn có thể lựa chọn ngân hàng có liên kết với trường hoặc ngân hàng theo ý thích của bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải đặt lịch hẹn với ngân hàng trước khi đến để làm thủ tục mở tài khoản.
Các giấy tờ và hồ sơ bạn cần để có thể mở tài khoản ngân hàng tại Anh bao gồm:
- Hộ chiếu, Visa còn hạn sử dụng.
- Thư xác nhận sinh viên do trường Đại học cấp
- Hoá đơn dịch vụ (điện, nước) hoặc hợp đồng thuê nhà có thông tin tên và địa chỉ của bạn tại Anh
Thông thường, các thủ tục này sẽ mất 2 tuần kể từ ngày đăng ký để hoàn tất việc mở tài khoản cho bạn. Ngay sau khi có thẻ, thư bao gồm các thông tin: tài khoản internet banking, mã pin, thẻ sẽ được gửi qua đường bưu điện về địa chỉ nhà mà bạn đã đăng ký
Kinh nghiệm chuẩn bị hành lý du học Anh: Chỉ cần mang vừa đủ!
Danh sách chi tiết hướng dẫn hành lý du học Anh:
Khi bắt đầu hành trình du học mới tại Vương quốc Anh, bạn rất cần ‘bỏ túi’ những kinh nghiệm về hành lý để tối ưu hoá vali của mình. Nhìn chung, có rất nhiều thứ bạn cần phải chuẩn bị khi sắp sửa sang Anh du học. Tuy nhiên, danh sách các mục đồ dùng thiết yếu sẽ bao gồm:
- Tài liệu và các giấy tờ tùy thân
- Đồ dùng học tập cần thiết (máy tính xách tay)
- Một ít tiền mặt và thẻ
- Quần áo (chủ yếu là đồ ấm)
- Vật dụng cá nhân, mỹ phẩm
- Thực phẩm và thuốc
- Một số đồ điện tử (điện thoại, máy tính bảng)
Tuy nhiên, quy định về thực phẩm được mang vào Vương quốc Anh và các yêu cầu về hành lý xách tay trên máy bay khá nghiêm ngặt nên bạn cần nghiêm túc tuân thủ. Hãy tìm hiểu kỹ hơn các thông tin này tại bài viết Du học Anh cần mang theo những gì cùng Edupath nhé!
Kinh nghiệm tìm chỗ ở tại Anh: Hãy cân nhắc sở thích, môi trường và khả năng chi trả!
Bạn nên tìm hiểu và sắp xếp chỗ ở trước khi lên đường sang Anh. Việc ổn định chỗ ở trước sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới.
Nếu bạn có người thân/gia đình ở Anh, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn vì bạn có thể nhờ người thân tìm nhà giúp hoặc ở tạm nhà người thân khi mới qua.
Nếu không có người thân tại Anh, bạn có thể tìm hiểu thông tin về chỗ ở thông qua các trang web như accommodationforstudents.com, rightmove.co.uk hoặc uniplaces.com. Đây là những trang web phổ biến mà các du học sinh Anh thường chia sẻ kinh nghiệm nên tham khảo.
Thông thường, sẽ có 2 lựa chọn dành cho các du học sinh tại Vương quốc Anh
1. Kí túc xá của trường
Việc đăng ký ở kí túc xá của trường sẽ rất tiện lợi cho bạn về nhiều mặt. Hầu hết các chia sẻ du học Anh về lợi ích của ký túc xá đều nhấn mạnh:
- Bạn không phải liên hệ với chủ nhà hoặc công ty môi giới, chỉ cần liên hệ trực tiếp với nhà trường hoặc điền đơn đăng ký ở ký túc xá khi làm thủ tục nhập học.
- Cơ sở vật chất, an ninh được đảm bảo
- Các ký túc xá thường ở gần hoặc nằm ngay trong khuôn viên trường học của bạn nên bạn sẽ đỡ mất nhiều thời gian di chuyển
Tuy nhiên, điểm bất lợi của ký túc xá và mức phí thường khá cao.
Trung bình, bạn phải chi trả 700 – 1000 GBP/ 1 tháng và bạn thường phải đóng khoản phí này trong một lần duy nhất hoặc theo kỳ 6 tháng.
2. Ở nhà thuê bên ngoài trường
Thông thường, giá thuê nhà bên ngoài giao động từ 300 – 600 GBP/1 tháng. Hợp đồng thuê nhà rất linh hoạt, bạn có thể đặt cọc trước 2 hoặc 3 tháng, sau đó đóng tiền theo từng tháng.
Điểm cộng lớn cho sự lựa chọn này là tiết kiệm về mặt chi phí. Bên cạnh đó, khi ở nhà thuê ngoài, bạn có thể thoải mái hơn về mặt thời gian và không gian so với kí túc xá.
Tuy nhiên, có nhiều điều bạn cần phải cân nhắc:
- Cơ sở vật chất và an ninh của những nhà ở trong khu dân cư không phải luôn được đảm bảo. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định thuê nhà
- Ngoài ra, bạn cũng cần phải thông qua nhiều công đoạn liên hệ với chủ nhà hoặc công ty môi giới để sắp xếp chỗ ở và ký kết hợp đồng
Học tập tại Anh thế nào cho hiệu quả? Nên chuẩn bị và đọc trước tài liệu
Khi mới sang Anh, các bạn học sinh, sinh viên có thể sẽ bỡ ngỡ về phương pháp học tập bởi sự khác biệt so với cách học truyền thống ở nước mình. Để có thể bắt kịp với tiến độ học tập một cách nhanh nhất khi du học Anh quốc, bạn nên tham khảo các kinh nghiệm du học Anh sau:
- Đọc kĩ Syllabus (Nội dung bao quát/Đề cương) của từng môn học
- Chuẩn bị và đọc trước bài giảng ở nhà để có thể theo kịp tiến độ trên giảng đường. Dù đã có sự chuẩn bị kỹ về tiếng Anh, các bạn vẫn có thể bỡ ngỡ trong những lần đầu nghe giảng viên giảng bài. Việc chuẩn bị bài trước sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy!
- Làm quen với hệ thống học tập, nộp bài luận của trường
- Tận dụng tài khoản sinh viên được cấp để tìm đọc sách, các bài báo, tài liệu trực tiếp tại thư viện hoặc trên trang thư viện trực tuyến của trường
- Nếu có các vướng mắc và khó khăn về học tập, đừng ngần ngại mà hãy nhờ sự trợ giúp của bạn bè và giảng viên nhé!
Tham gia các khóa định hướng
Từ kinh nghiệm của cựu du học sinh Anh, bạn không nên bỏ lỡ các khoá định hướng như Freshers’ Day hay Welcome Week. Các chương trình chào đón tân sinh viên này chính là dịp để bạn hiểu hơn về trường học, ngành học và định hướng nghề nghiệp. Đây cũng là cơ hội để bạn giao lưu, làm quen với bạn bè mới hay đăng ký vào câu lạc bộ phù hợp khả năng và sở thích.
Điều bạn cần biết về khí hậu Anh quốc
Khí hậu ở xứ sở sương mù giống như danh xưng của nơi đây, thường có nhiều sương và sự xuất hiện của những cơn mưa bất chợt. Tìm hiểu trước về khí hậu trước khi lên đường du học tại Anh quốc sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm quý báu và chuẩn bị trước tinh thần và hành lý để dễ thích nghi.
Mùa | Thời gian | Đặc điểm |
Mùa Xuân | Tháng 3 – Tháng 5 |
|
Mùa Hạ | Tháng 6 – Tháng 8 |
|
Mùa Thu | Tháng 9 – Tháng 11 |
|
Mùa Đông | Tháng 12 – Tháng 2 |
|
Thích nghi với văn hoá và con người ở Anh ra sao?
Anh Quốc là một đất nước lâu đời với nền văn hóa đa dạng, hiện đại và phóng khoáng. Đây là nơi giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau, từ châu Á, châu Phi đến châu Âu bởi số lượng lớn người nhập cư, du học sinh và du khách. Bởi nền văn hoá khá xa lạ và đa dạng như vậy, bạn có thể khó khăn trong bước đầu đến Anh.
Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm hiểu kỹ, việc thích nghi với cuộc sống và con người tại Anh quốc sẽ không quá khó khăn bởi con người ở đây rất thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ du học sinh lúc cần.
Bạn có thể hòa nhập nhanh hơn bằng cách kết bạn với những ‘flatmate’ – bạn ở cùng ký túc xá hoặc ‘homemate’ – bạn ở cùng nhà để cùng nhau tìm hiểu thêm về văn hoá và con người ở Anh.
Ngoài ra, hãy chịu khó khám phá địa điểm xung quanh nơi bạn sinh sống. Điều này sẽ giúp bạn làm quen và ổn định với cuộc sống nhanh chóng hơn.
Một kinh nghiệm đáng giá nữa dành cho du học sinh Anh là đi dạo phố xung quanh khu vực trường/nhà ở, tìm hiểu các quán ăn, khu vui chơi, trung tâm thương mại, siêu thị và chợ trong khu vực. Chính nhờ những chuyến ‘đi dạo nhỏ’ này mà bạn có thể khám phá thêm về cuộc sống, con người ở Anh, dần thích nghi với hành trình mới và vơi bớt đi nỗi nhớ nhà đấy!
Việc làm thêm cho du học sinh Anh:
Kinh nghiệm làm thêm khi du học Anh
Làm thêm khi du học Anh không chỉ giúp cuộc sống của bạn tại môi trường mới thêm sinh động và thú vị và còn là cơ hội để bạn phát triển bản thân và gia tăng thu nhập.
Tại Anh, có rất nhiều công việc làm thêm từ bồi bàn, dọn dẹp, đầu bếp đến hỗ trợ trong các cơ sở ý tế, phiên dịch, kèm học, hỗ trợ giảng dạy, v.v.
Nếu là du học sinh quốc tế, bạn được phép làm thêm tối đa 20/1 tuần tại Anh trong thời gian đi học và được phép làm toàn thời gian (full-time) trong các kỳ nghỉ lễ. Tùy vào độ tuổi của bạn mà mức thu nhập tối thiểu sẽ khác nhau. Mức lương tối thiểu có thể giao động từ 6.65 – 8.91 GBP/1 giờ.
Bạn có thể tìm hiểu về các công việc làm thêm hoặc cơ hội thực tập từ thông tin của trường Đại học, các Trung tâm việc làm và Hội nhóm du học sinh Việt Nam. Đây đều là những nguồn tin đáng tin cậy để bạn tham khảo cơ hội việc làm.
Tuy nhiên, dù công việc làm thêm có thể giúp bạn có thêm thu nhập và gia tăng kinh nghiệm, bạn cũng nên nhớ mục đích chính đến Anh là để du học.
Do đó, đừng để việc làm thêm ảnh hưởng mà việc học tập thật tốt và duy trì thành tích vẫn là mục tiêu hàng đầu. Có như vậy, bạn mới có thể có thành tích tốt để xin/duy trì học bổng và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Vậy những kinh nghiệm du học Anh quốc nào bạn cần ghi nhớ?
Với những thông tin trên, hy vọng EduPath đã giúp bạn biết thêm những kinh nghiệm du học Anh quốc. Khi phải bước chân vào một hành trình mới, việc tìm hiểu trước thông tin và chuẩn bị kỹ càng sẽ giảm bớt những bỡ ngỡ và khó khăn ban đầu, giúp bạn hòa nhập với cuộc sống tại Anh quốc nhanh chóng hơn.
Nhìn chung, 8 kinh nghiệm mà bạn cần bỏ túi ngay nếu muốn hành trình du học Anh thuận lợi là:
- Chuẩn bị kỹ hồ sơ du học Anh
- Chú ý các thủ tục cần hoàn tất ngay sau khi đến Anh
- Mở tài khoản ngân hàng sau khi đến Anh
- Hành lý du học Anh nên gọn nhẹ và đầy đủ
- Tìm kiếm chỗ ở phù hợp với nhu cầu trước khi đến Anh
- Chuẩn bị tốt cho việc học tập hiệu quả tại Anh
- Tích cực tham gia các khóa học định hướng
- Làm quen với khí hậu Anh quốc
- Thích nghi với văn hoá và con người Vương quốc Anh
- Trải nghiệm làm thêm khi du học Anh
Hãy để lại bình luận ngay bên dưới nếu quý phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên còn bất kỳ thắc mắc nào để EduPath liên hệ, hỗ trợ nhanh chóng nhất!