Hệ thống giáo dục Anh luôn được đánh giá là hệ thống giáo dục tân tiến, nằm trong top thế giới, có đa dạng các loại hình trường học khác nhau.
Do đó, bước đầu tìm hiểu về du học Anh, quý phụ huynh, các bạn học sinh và sinh viên thường không tránh khỏi hoang mang bởi sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục ở Anh và Việt Nam, kèm theo số lượng lớn các loại trường với nhiều đặc điểm riêng biệt.
Việc hiểu rõ về điều này là cần thiết trong việc có định hướng du học phù hợp và chuẩn bị tốt cho tương lai. Cùng EduPath tìm hiểu chi tiết hệ thống giáo dục Anh có điểm gì khác biệt cần lưu ý ngay bên dưới!
Tổng quan đặc điểm hệ thống giáo dục Anh. So sánh hệ thống giáo dục ở Anh và Việt Nam
Tổng quan hệ thống giáo dục Anh:
Từ lâu, hệ thống giáo dục Anh quốc vẫn luôn là hình mẫu về một trong những nền giáo dục chất lượng top đầu thế giới. Tại Vương quốc Anh, tất cả trẻ em dưới 16 tuổi đều phải tham gia giáo dục phổ cấp bắt buộc. Có hai hệ thống giáo dục nổi trội tại Anh: hệ thống tại England, Wales và Northern Ireland và một hệ thống khác tại Scotland.
Toàn bộ hệ thống giáo dục ở xứ sương mù có hơn 600 trường Phổ thông nội trú, 500 trường Cao đẳng và hơn 100 trường Đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nổi bật hơn cả là các trường Đại học danh tiếng hàng đầu thế giới như University of Oxford, University of Cambridge, Imperial College London, University College London,…
Với chất lượng giảng dạy hàng đầu, không mấy ngạc nhiên khi có đến 679,970 sinh viên quốc tế đến Anh du học trong năm 2021-2022.
Vậy ngoài chất lượng đào tạo, hệ thống giáo dục Anh có gì đặc biệt? Bảng dưới đây phân tích sự khác biệt về độ tuổi và chương trình học khi so sánh hệ thống giáo dục ở Anh và Việt Nam:
Việt Nam | Tuổi | England, Wales và Northern Ireland | Tuổi | Scotland | |||
Tiến sĩ | 3 năm | 26 | |||||
25 | |||||||
24 | Tiến sĩ | 3 năm | 24 | Tiến sĩ | 3 năm | ||
Thạc sĩ | 2 năm | 23 | 23 | ||||
22 | 22 | ||||||
Đại học
(ĐH Y 6 năm) |
Năm 4 | 21 | Thạc sĩ | 1 năm | 21 | Thạc sĩ | 1 năm |
Năm 3 | 20 | Đại học (ĐH Y 5 năm) | Năm 3 | 20 | Đại học | Năm 4 | |
Năm 2 | 19 | Năm 2 | 19 | Năm 3 | |||
Năm 1 | 18 | Năm 1 | 18 | Năm 2 | |||
THPT | Lớp 12 | 17 | A-Level/IB/Foundation | 1-2 năm | 17 | Năm 1 | |
Lớp 11 | 16 | 16 | Higher | 1 năm | |||
Lớp 10 | 15 | THPT (*GCSE*) | Lớp 11* | 15 | THPT | Lớp 11 | |
THCS | Lớp 9 | 14 | Lớp 10 | 14 | Lớp 10 | ||
Lớp 8 | 13 | Lớp 9 | 13 | Lớp 9 | |||
Lớp 7 | 12 | Lớp 8 | 12 | Lớp 8 | |||
Lớp 6 | 11 | Lớp 7 | 11 | Tiểu học | Lớp 7 | ||
Tiểu học | Lớp 5 | 10 | Tiểu học (*SATs) | Lớp 6* | 10 | Lớp 6 | |
Lớp 4 | 9 | Lớp 5 | 9 | Lớp 5 | |||
Lớp 3 | 8 | Lớp 4 | 8 | Lớp 4 | |||
Lớp 2 | 7 | Lớp 3 | 7 | Lớp 3 | |||
Lớp 1 | 6 | Lớp 2 | 6 | Lớp 2 | |||
Lớp 1 | 5 | Lớp 1 |
Vậy chi tiết các cấp bậc trong hệ thống giáo dục Anh dạy những gì, dành cho những ai?
Các cấp bậc trong hệ thống giáo dục Anh quốc
1. Chương trình mầm non (EYFS)
Chương trình mầm non dành cho trẻ em 3-4 tuổi. Các bé có thể đi học ở các lớp mẫu giáo tại trường tiểu học công lập hoặc tư thục hoặc đi học tại nhà trẻ.
Các bé được phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, thể chất, cảm xúc, tìm hiểu các mối quan hệ xã hội và thế giới xung quanh. Ngoài ra, các kỹ năng như tập đọc, tập viết, làm toán hay tập vẽ cũng được chú trọng.
2. Tiểu học
Khác biệt so với hệ thống giáo dục Việt Nam, trẻ em tại Anh bắt đầu bậc tiểu học từ khi 5 tuổi và kéo dài suốt 6 năm học tại trường tiểu học công lập hoặc tư thục. Có 2 giai đoạn chính trong chương trình này:
- Giai đoạn 1 (từ 5-7 tuổi): làm quen với toán học, tiếng Anh, địa lý, lịch sử,…
- Giai đoạn 2 (7-11 tuổi): nâng cao kiến thức các môn ở giai đoạn 1
3. Trung học
Bậc trung học dành cho học sinh từ 12-16 tuổi. Đặc điểm nền giáo dục Anh cho phép học sinh quốc tế đến Anh du học bắt đầu từ bậc Trung học. Chương trình cũng được chia thành 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1 (11-14 tuổi): Chuẩn bị cho kỳ thi GCSE (chứng chỉ giáo dục trung học tổng quát)
- Giai đoạn 2 (14-16 tuổi): Hoàn thành bài kiểm tra lấy chứng chỉ GCSE
Trong chương trình bậc trung học, các em không chỉ tập trung học các môn bắt buộc như Toán, Văn, tiếng Anh, Khoa học,… mà còn được tự do đăng ký vào những lớp học tự chọn để tìm hiểu kỹ hơn về khả năng và sở thích bản thân.
Đặc biệt, chương trình cũng bắt đầu chú trọng đến nội dung hướng nghiệp để định hướng tương lai sớm cho các em.
Chứng chỉ GCSE là chứng chỉ quan trọng trong bậc học này, tương đương với bằng tốt nghiệp THPT tại Canada, Mỹ và các quốc gia khác.
Kết thúc bậc học này, các em có quyền tự do lựa chọn học cao hơn để vào Đại học hoặc đi học nghề hoặc trực tiếp đi làm.
Sau 16 tuổi, mỗi học sinh có thể lựa chọn hình thức giáo dục khác nhau như: tiếp tục học lên cao hơn hoặc đi học nghề/đi làm trong hệ thống giáo dục Anh.
4. Giáo dục trước Đại học
Giáo dục trước Đại học dành cho những bạn đã hoàn thành chứng chỉ GCSE và mong muốn học tiếp ở các trường Cao đẳng, Đại học để lấy bằng Cử nhân. Các khoá học phổ biến cho bậc học này bao gồm:
- A-Levels
- IB (International Baccalaureate) – Bằng tú tài quốc tế
- HigherNational Diploma
- Foundation Course – Khóa dự bị Đại học
Thông thường, nếu bạn có học lực tốt và muốn nộp hồ sơ vào những trường Đại học top đầu hoặc theo đuổi các ngành học khó như Dược, Y, Luật, khối STEM thì A-Level là lựa chọn ưu tiên.
Những bạn có nhiều thời gian hơn và không muốn quá áp lực trong chuyện học có thể chọn chương trình IB.
Những bạn đi du học Anh bậc THPT muộn hơn, muốn vào được trường Đại học chất lượng nhưng hạn chế về số lượng trường pathway nên lựa chọn chương trình dự bị Foundation.
5. Giáo dục dạy nghề (Apprenticeship/ T Levels)
Trong hệ thống giáo dục tại Anh quốc, giáo dục dạy nghề tập trung vào đào tạo kỹ năng và định hướng nghề nghiệp. Đặc điểm hệ thống giáo dục Anh cho phép giáo dục dạy nghề đa dạng hoá các môn học và yêu cầu đầu vào tùy theo trình độ học vấn và kinh nghiệm của học sinh.
Những bạn học sinh chọn học nghề thường có mục tiêu lấy các văn bằng A-Levels về dạy nghề, BTEC Diploma hoặc các chứng chỉ tương đương được tổng hợp ở bảng sau:
Loại văn bằng | Lĩnh vực |
BTEC Diploma | Thiết kế mỹ thuật, Kinh doanh, Xây dựng, Kỹ sư |
NVQs | Chứng chỉ đào tạo nghề dựa ngành nghề trên thực tiễn |
CACHE | Chăm sóc sức khỏe, tâm lý trẻ em |
Cambridge Nationals | Công nghệ, Chăm sóc sức khỏe, Kỹ thuật, Khoa học thể thao |
Cao đẳng/Cao đẳng nâng cao | Tham gia khóa học của giảng viên và nhà tuyển dụng liên quan đến công việc thực tiễn |
6. Chương trình liên thông (Accreditation Service)
Chương trình liên thông nhằm giúp các bạn học sinh tăng cường khả năng tiếng Anh, chuẩn bị tốt kiến thức và kỹ năng cơ bản để nhanh chóng bắt nhịp với khoá học Đại học tại Anh.
Thông thường chương trình này chỉ dành cho sinh viên quốc tế vì điểm đặc biệt của hệ thống giáo dục Anh quốc. Như EduPath đã so sánh, nếu học sinh tại Anh đều phải học 13 năm phổ thông, bắt đầu từ lúc 5 tuổi thì các bạn học sinh tại Việt Nam bắt đầu đi học từ lúc 6 tuổi, nghĩa là chỉ có 12 năm.
Do đó, một số trường Đại học tại Anh yêu cầu sinh viên quốc tế học thêm 1 năm dự bị (chương trình liên thông, khác với khoá dự bị Đại học). Tuy nhiên, một số trường vẫn chấp nhận học sinh tốt nghiệp THPT hệ 12 năm.
7. Giáo dục Đại học (Higher education)
Đây được xem là bậc học danh tiếng nhất trong hệ thống giáo dục Anh, thu hút đông đảo sinh viên quốc tế đến với xứ sở sương mù. Điểm đặc biệt của bậc giáo dục Đại học ở Anh là thời gian hoàn thành chương trình ngắn hơn so với các quốc gia khác trên thế giới, thường chỉ 3 năm (riêng với vùng Scotland là 4 năm). Một số chương trình như Y Dược, Luật, Kiến trúc thì kéo dài hơn từ 5-7 năm, nhưng nhìn chung vẫn có lộ trình ngắn hơn so với các nước Mỹ, Canda.
Bằng cử nhân tại Anh được xếp hạng theo kết quả học tập, phân loại như sau:
- A-first: First class honours
- A 2:1: Upper second class honours
- A 2:2: Lower second class honours
- A Third: Third class honours
8. Giáo dục sau Đại học (Postgraduate education)
Bảng dưới đây tổng hợp những khóa học sau Đại học trong hệ thống giáo dục Anh:
Dự bị Thạc sĩ |
|
Chứng chỉ/ Bằng Diploma sau đại học (PG Cert/Dip) |
|
Thạc sĩ (MA, MSc, LLM, Med, v.v…) |
|
Thạc sĩ nghiên cứu (MRes, MPhil) | Khóa học dành cho những bạn đam mê nghiên cứu ở nền giáo dục nổi trội về nghiên cứu như Anh quốc |
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) | Chứng chỉ dành riêng cho sinh viên có tiềm năng và mong muốn phát triển doanh nghiệp hoặc chuyên sâu về quản lý công ty |
Tiến sĩ (PhD) |
|
Các loại trường trong hệ thống giáo dục Anh
Theo phân loại của chính phủ Anh, hệ thống giáo dục Anh quốc có đa dạng các loại trường học phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Trường công lập (State-funded schools)
Các trường học công lập của tiểu bang đào tạo giáo dục miễn phí và nằm dưới sự kiểm soát của tiểu bang. Có nhiều loại trường tiểu bang khác nhau, tuy nhiên hầu hết các trường này đều phải theo chương trình của hệ thống giáo dục Anh quốc.
Tại Anh, các loại trường phổ biến biến nhất trong nhóm này là:
- Các trường cộng đồng (Communities schools): được kiểm soát bởi hội đồng địa phương và hoạt động trên cơ sở các quy tắc của họ. Các trường này không bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp hoặc các nhóm tôn giáo
- Các trường cơ sở (Foundation schools) có nhiều quyền tự do hơn so với các trường cộng đồng về cách thức hoạt động
- Học viện (Academies), là những trường độc lập được chính phủ tài trợ. Các học viện sẽ được miễn phí học phí và chương trình giảng dạy được độc lập, không phải tuân theo chương trình giảng dạy quốc gia
- Các trường dạy ngữ pháp (Grammar schools) là các trường trung học do chính phủ tài trợ, thường được điều hành bởi hội đồng thành phố. Những học sinh muốn vào học trường này phải tham gia kì thi tuyển vào năm 11 tuổi, còn được gọi là kỳ thi tuyển 11+
- Các trường nội trú của tiểu bang (State boarding schools) cung cấp chương trình giáo dục miễn phí, tuy nhiên, học sinh phải trả phí nội trú
Trường tư (Independent/Private Schools)
Khác với các trường công, trường tư trong hệ thống giáo dục Anh không được miễn phí vì không được chính phủ tài trợ. Tuy nhiên, tất cả các trường tư thục này đều phải được đăng ký và trải qua sự kiểm định gắt gao của chính phủ về chất lượng giáo dục. Học sinh, sinh viên muốn theo học tại các trường tư thục tại Anh thường chi trả mức học phí khá cao.
Với chương trình đào tạo linh hoạt, tiêu chí tuyển chọn khá dễ thở, đa số phụ huynh, học sinh và sinh viên đều lựa chọn trường Trung học tư thục (Tutorial Schools) cho bậc Trung học và các trường Đại học (Universities) khi nghiên cứu về du học Anh
Trường trung học tư thục quốc tế (Tutorial Schools):
- Có hơn 80% học sinh quốc tế theo học lại những ngôi trường này. Chương trình đào tạo phổ biến của các trường trung học này ở Anh là chương trình GCSE 1 năm, A Levels 5, 6 kỳ và các khoá Dự bị đại học
- Những ngôi trường này tập trung chủ yếu vào việc nâng cao kết quả học tập và cơ hội được nhận vào các trường đại học hàng đầu trong hệ thống giáo dục Anh, bao gồm Oxbridge (tên gọi 2 trường Đại học danh tiếng lâu đời Oxford và Cambridge) và Russell Group
- Một số ngôi trường có thể kể đến là: Ackworth Independent School, Albyn School, Ashbourne College, Boston College, Wellington School, Woodhouse Grove School,…
Trường đại học (University):
- Các trường Đại học tại Anh cung cấp đầy đủ các chương trình đào tạo từ bậc cử nhân cho đến sau đại học (bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ). Với 18 trường đại học nằm trong TOP 100 của thế giới (QS World University Rankings), Anh luôn thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế hàng năm. Hiện nay, Vương quốc Anh có hơn 130 trường đại học trong hệ thống giáo dục của mình
- Một số trường đại học nổi tiếng có thể kể đến là: University of Oxford, University of Cambridge, Imperial College London, University College London, The University of Edinburgh University of Manchester, University of Exeter, Cardiff University,…
Trường đặc biệt (Special Schools)
Hệ thống giáo dục ở Anh cũng ưu tiên chăm sóc cho nhóm đối tượng đặc biệt, thường là các em học sinh khiếm khuyết, được thụ hưởng giáo dục tại các ngôi trường được thiết kế chương trình riêng biệt..
Các loại trường khác
- Trường Cao đẳng Công nghệ (City Technology Colleges): Đây là những trường độc lập ở các khu vực thành thị được tài trợ bởi chính phủ và được miễn phí theo học. Họ nhấn mạnh việc giảng dạy khoa học và công nghệ bằng cách tạo mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp
- Trường Đạo (Faith Schools) : Trong hệ thống giáo dục Anh, trường Đạo phải tuân theo chương trình giảng dạy quốc gia nhưng có thể tự do lựa chọn nội dung dạy học trong nghiên cứu tôn giáo bởi vì sự giảng dạy phụ thuộc vào đặc tính đức tin
Vậy đâu các loại trường ở Anh mà du học sinh cần quan tâm?
Nhìn chung, có rất nhiều loại trường học trong hệ thống giáo dục Anh. Đối với học sinh và sinh viên Việt Nam, nhu cầu du học tại các trường trung học và đại học tại Anh là nổi bật hơn cả. Hầu hết các bạn thường lựa chọn các trường trung học và đại học tư thục tại Anh quốc bởi những ưu điểm của nó.
Những trường tư thục tại Anh không có yêu cầu khắt khe về quốc tịch như một số trường công lập, có chương trình đào tạo đa dạng, môi trường học tập sôi động với số lượng lớn học sinh quốc tế, cơ sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư,…
Sinh viên quốc tế tiếp cận hệ thống giáo dục Anh như thế nào?
Thông thường, các bạn học sinh Việt Nam thường bắt đầu tiếp cận hệ thống giáo dục Anh từ bậc Trung học phổ thông.
Khi vừa học hoàn thành lớp 9 (bậc trung học cơ sở) tại Việt Nam, các bạn đã có thể xin học lớp 10 tại Anh, bắt đầu theo học chương trình GCSE. Sau khi lấy chứng chỉ GCSE, bạn có thể lựa chọn theo học chương trình A-Level hoặc IB để đủ điều kiện nộp đơn vào ccs trường Đại học top.
Nếu bạn muốn đi du học Anh khi đang học bậc THPT tại Việt Nam, chậm nhất là lúc vừa hoàn thành lớp 11, bạn chỉ có thể học chương trình Foundation và pathway lên các trường Đại học liên kết, nhưng sẽ ít lựa chọn hơn.
Nếu định hướng của phụ huynh và các bạn học sinh là đi du học Anh bậc Đại học sau khi hoàn thành chương trình THPT tại Việt Nam, cần lưu ý là phải đáp ứng đủ một số chứng chỉ, bằng cấp và năng lực tiếng Anh nhất định để có thể nhập học.
Điều kiện đầu vào của các bậc học dành cho các bạn học sinh Việt Nam đã được EduPath tổng hợp dưới đây:
Chương trình | Điều kiện xét tuyển |
A Level/IB |
|
Foundation |
|
Cao đẳng |
|
Cử nhân |
|
Dự bị Thạc sĩ |
|
Thạc sĩ |
|
Vậy có nên du học hệ thống giáo dục Anh không?
Có thể nói, hệ thống giáo dục Anh tuy khác biệt hơn so với Việt Nam nhưng lại không quá phức tạp. Trái lại, các bậc học và phân loại cơ sở giáo dục được hệ thống rõ ràng, chương trình giáo dục được thiết kế chỉnh chu và lộ trình học lại ngắn gọn, cô đọng và tiết kiệm thời gian.
Danh tiếng của hệ thống giáo dục Anh cũng chính là nền tảng tốt nhất để các bạn học sinh, sinh viên phát triển tương lai và mở rộng con đường sự nghiệp. Do đó, việc tìm hiểu và quyết định đầu tư đi du học tại Anh vẫn luôn được đánh giá là lựa chọn sáng suốt.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục Anh và Việt Nam và cách tiếp cận con đường du học Anh một cách hiệu quả nhất. Qua bài viết trên, hy vọng EduPath đã giúp các bậc phụ huynh có những hình dung rõ ràng và cụ thể về đặc điểm nền giáo dục Anh để có định hướng tốt nhất cho con em mình.
Hãy để lại bình luận ngay bên dưới nếu quý phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên còn bất kỳ thắc mắc nào để EduPath liên hệ hỗ trợ ngay nhé!