Thông tin du học sinh
Lê Quang Sơn, cựu học sinh THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.
Thành công đạt được học bổng 35,000 USD/năm từ 2018-2020 khi theo học Trung học phổ thông tại The MacDuffie School , với điểm GPA 3.97/4.
Đã tốt nghiệp THPT tại Mỹ và dành được học bổng 100% học phí năm 2020-2021 từ University of Rochester #29 N.U. Tổng giá trị hỗ trợ tài chính Quang Sơn nhận được từ University of Rochester là 49,876 USD/năm.
Bên cạnh thành tích học thuật đáng nể, chàng trai chuyên Lý còn thể hiện đam mê sáng tạo của bản thân qua những lần chinh chiến tại các cuộc thi Robotics cấp vùng, cấp bang trong thời gian du học Mỹ.
Cảm nhận du học sinh
“Thành công không phải chỉ khi bạn trở thành tốt nhất, mà đơn giản là mỗi ngày nỗ lực khiến mình một tốt hơn”, Lê Quang Sơn đã có những chia sẻ chân thực và sống động về quan điểm của sự thành công cùng niềm đam mê với khoa học thông qua câu chuyện của bản thân và các đồng đội tại cuộc thi FIRST Tech Challange 2020.
Câu chuyện đã được trích dẫn nguyên văn tiếng Anh từ Lê Quang Sơn và dịch thuật bởi EduPath ngay bên dưới.
“Disqualified!”
The verdict crushed our spirit. There was a palpable sense of tension and nervousness among the team members. In the background, I could hear Andrew and Ryan arguing about their earlier decision to disassemble the robot’s arm in an attempt to fix the technical issue. It was the final round in the FIRST Tech Challenge Regional Qualifiers 2020, a prestigious worldwide robotics competition for high school students. Without this win, my dream of competing in the national stage would be shattered.
The rule of the game was seemingly simple: build a robot that must first be positioned hanging in the air before it lowered itself to the ground and started to do autonomous tasks. Despite having proceeded through the elimination rounds smoothly, during the semi-final, the robot repeatedly failed to grab the hook and stabilize itself in the air. The cause of this catastrophe, as we quickly realized, was the incompatibility between the robot and our “homemade” playground. Due to a lack of funding, we were unable to purchase the pre-designed playground, constructed with the optimal measurements for the robot to operate on.
Because we still had a chance at the final, our team refused to give up and assigned me to take the lead on troubleshooting the problem. Thus, during the month leading up to the finals, I worked relentlessly with other team members to fix our playground. Unfortunately, regardless of how many times I disassembled the old playground and rebuilt it, the incompatibility issue persisted. Not ready to surrender, I decided to fine-tune the robot’s arm instead. I stayed at school until late at night, adamantly building the arm’s different versions to increase the compatibility between the robot and the hook. Time eventually ran out, yet my efforts were to no avail.
So here we were, before the start of the third out of five games of the final round with a dampened spirit. As the team designer and mechanical supervisor, I felt responsible for the failure as I watched the robot again and again falling off the hook. Yet, just as I was about to accept defeat, the robot successfully stayed in the air several times during the practice trials. Perplexed, I decided to investigate the “lucky successes” further. Rather than letting myself getting frustrated, I took a deep breath and convinced myself to explore angles that I had yet considered. My mind went back to physics labs, searching for answers among the countless experiments that I conducted. Suddenly, it clicked. As it turned out, there was a chance that a nut on the hook, when angled correctly, would create friction which helped the robot suspended. When I excitedly told this new discovery to my teammates, they were skeptical. Nonetheless, the experiment succeeded, and our robot made a rewarding last-minute comeback. With the immeasurable joy, we played the best we could, and eventually became the winning team of the regional competition and finished our season at the 10th place of the Massachusetts State Championship.
Besides gaining a sense of satisfaction from “cracking the code” of the puzzle and from adding a glorious victory to our team records, this achievement has given me a lesson that I have since strived to implement in my daily life. As obvious as the solutions sometimes are, my tunnel vision and lack of confidence often prevent me from finding the answers. Thus, when facing difficult problems, I gather my composure and try to find alternative solutions through new perspectives. These valuable experiences have allowed me to realize the importance of confidence and tenacity, as it takes both to step out of my comfort zone and to overcome the fear of failure in pursuit of knowledge and personal growth. I learned that creativity exists in science, in the attempts to discover the hidden truth in the seemingly ordinary things and to make connections that are often missed by onlookers. More importantly, I learned that it is the unsuccessful trials, rather than the successful ones, that foster my appreciation for technology and its complex and evolving nature as well as the endless potential for innovation.
Phiên dịch
“Mất quyền thi đấu”
“Quyết định của trọng tài khiến chúng tôi thực sự hụt hẫng. Cảm giác bồn chồn lo lắng xâm chiếm tâm trạng của toàn đội. Văng vẳng bên tai, tôi có thể nghe thấy tiếng Andrew và Ryan cãi nhau về quyết định tháo cánh tay của robot ra trong khi cố gắng khắc phục lỗi kĩ thuật. Đó là những gì đã diễn ra trong trận vòng loại khu vực cuộc thi FIRST Tech Challenge 2020 – một cuộc thi tầm cỡ quốc tế về chế tạo robot dành cho học sinh trung học phổ thông. Thất bại trong cuộc thi đồng nghĩa với việc ước mơ được thi đấu tại đấu trường quốc gia sẽ vụt tắt mãi mãi.”
“Luật chơi trong vòng thi đấu này nghe có vẻ khá đơn giản, đó là hãy chế tạo một robot sao cho robot bám được vào phần móc trên cao rồi từ từ hạ xuống mặt đất. Từ vị trí treo lên ban đầu này, robot có thể tự động vận hành và thực hiện các lệnh theo yêu cầu sau khi đã hạ xuống sàn đấu. Khác với những màn thể hiện mượt mà trong vòng loại, những gì robot của chúng tôi có trong vòng bán kết là việc liên tục gặp trục trặc trong việc bám vào phần móc giữ và giữ thăng bằng trên không. Tôi và cả đội nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của vấn đề, đó là mô hình thi đấu mà chúng tôi “tự chế” và robot không hề tương thích với nhau. Do thiếu kinh phí, chúng tôi không thể sở hữu một bộ sàn đấu mẫu được thiết kế sẵn với các số đo và kích thước tối ưu giúp robot hoạt động một cách trơn tru.”
“Dù khó khăn là thế, cơ hội vào vòng chung kết vẫn khá khả quan, vậy nên toàn đội đã gạt đi mọi ý nghĩ tiêu cực và trao cho tôi quyền quyết định trong việc xử lý và khắc phục các vấn đề còn tồn đọng. Do vậy mà trong suốt một tháng trước khi vòng chung kết diễn ra, tôi và các thành viên khác đã phải làm việc cật lực để chỉnh sửa lại phần mô hình thi đấu. Không may là dù cố tháo ra, chỉnh sửa rồi lại lắp vào bao nhiêu lần đi nữa, chúng vẫn không thể tương thích với nhau. Không vội nản chí, tôi quyết định sẽ tinh chỉnh lại phần cánh tay của robot thay vì mải tập trung vào vấn đề sàn đấu. Tôi đã ở lại trường thật muộn, quyết tâm chế tạo những cánh tay robot với thiết kế và cấu trúc khác nhau để nó có thể tương thích với phần móc nối nhất có thể. Thời gian cứ trôi qua, nhưng tôi vẫn thất bại trong việc tìm ra giải pháp.”
“Và rồi ngày thi đấu cũng đến, trước vòng thi đấu thứ ba trong 5 set đấu ở trận chung kết, cảm giác hồi hộp và lo sợ bao trùm tâm trí của toàn đội. Với tư cách là người thiết kế cũng như giám sát kỹ thuật của toàn đội, hai chữ “trách nhiệm” đè nặng trên vai tôi khi robot cứ liên tục rơi ra khỏi móc nối. Trong thời khắc đó, khi mà chúng tôi gần như chấp nhận thất bại, thì robot, bằng một cách nào đó đã trụ vững trên không trung vài lần trong suốt phần thử máy. Một cách đầy hoang mang, tôi quyết định sẽ tiếp cận và tìm hiểu “vận may” bất ngờ đó. Thay vì chán nản, tôi hít một hơi thật sâu và bắt đầu tập trung vào phần góc độ mà tôi đã bỏ qua. Tôi nhớ lại vô số những phép thử trong phòng thực nghiệm vật lý để tìm ra phương án giải quyết. Bỗng nhiên, phần cánh tay và móc nối lại khớp với nhau. Hóa ra là nếu điều chỉnh đai ốc trên móc nối ở một góc chuẩn xác sẽ tạo ra một lực ma sát đủ mạnh để giữ robot thăng bằng trên không. Và khi tôi báo thông tin này cho mọi người trong đội, đâu đó trong họ vẫn hiện lên sự nghi hoặc đối với phương án của tôi. Tuy nhiên, những thử nghiệm của chúng tôi đều thành công, và robot của chúng tôi đã có một màn trở lại ngoạn mục. Cùng với sự phấn chấn, chúng tôi đã có một màn thể hiện khá xuất sắc và cuối cùng, chúng tôi đã trở thành những nhà vô địch của vòng loại khu vực, và được xếp vị trí thứ 10 trong giải vô dịch toàn bang Massachusetts.”
“Song hành cùng cảm giác lâng lâng vì chúng tôi đã tìm ra lời giải cho bài toán khó, cũng những sự vui mừng khôn xiết từ chiến thắng của toàn đội, thành tích này đã dạy cho tôi một bài học để từ đó, tôi luôn biết phải cố gắng hết sức trên mọi nẻo đường cuộc sống. Tôi hiểu được rằng dù câu trả lời có ở ngay trước mắt đi chăng nữa, thì tầm nhìn hạn hẹp và sự thiếu tự tin của bản thân chính là rào cản để tìm kiếm những gì tôi muốn. Nhờ đó mà mỗi khi gặp khó khăn, điều đầu tiên tôi làm đó chính là phải thật bình tĩnh để tìm ra những phương án dự phòng qua những phương diện tiếp cận mới mẻ hơn. Những kinh nghiệm xương máu mà tôi đúc kết được trong thời gian qua đã giúp tôi hiểu được tầm quan trọng của sự tự tin và lòng kiên trì – những thứ khiến tôi có đủ dũng khí bước ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân để vượt qua nỗi sợ thất bại trong hành trình trưởng thành, kiếm tìm tri thức mới. Tôi hiểu được rằng óc sáng tạo vẫn luôn tồn tại trong khoa học, và trong những nỗ lực tìm kiếm sự thật ẩn giấu bên trong những thứ tưởng chừng như quá đỗi bình thường. Sáng tạo cũng hiện hữu trong sợi dây liên kết giữa mọi thứ với nhau, những thứ mà người khác thường hay bỏ sót. Quan trọng hơn cả, tôi học được rằng không phải từ những lần thành công, mà là từ những lần vấp ngã, tôi càng thêm trân trọng và đam mê hơn đối với công nghệ và bản chất phức tạp, tính phát triển không ngừng nghỉ của nó đi cùng với những tiềm năng vô hạn cho sự đổi mới cải tiến.”