Kinh nghiệm du học New Zealand thường ít được chia sẻ rộng rãi như du học Mỹ, Úc, Canada. Đặc biệt là các kinh nghiệm về chọn ngành, chọn trường và chuẩn bị hành trang du học.
New Zealand có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Vì vậy, du học New Zealand dần trở nên phổ biến ở Việt Nam và các quốc gia khác. Tuy nhiên, kinh nghiệm du học ở xứ sở kiwi ít được cập nhật. Do đó, nhiều bạn sẽ cảm thấy mơ hồ và băn khoăn khi lựa chọn New Zealand.
Để các bạn hiểu hơn về hành trình chinh phục kiến thức ở New Zealand và có sự chuẩn bị đầy đủ, Edupath sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm trước, trong và sau khi du học ở xứ sở kiwi.
1. Kinh nghiệm tìm kiếm thông tin trước khi du học
Kinh nghiệm du học New Zealand ít được cập nhật sẽ gây khó khăn cho các bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin trước khi du học. Đây là một quá trình quan trọng để các bạn đưa ra lựa chọn đất nước bạn gửi gắm thanh xuân học tập của mình.
Mặc dù không quá phổ biến nhưng các thông tin về du học New Zealand lại rất chất lượng. Bạn có thể nhận được chia sẻ từ các nguồn sau đây:
- Website: Có 2 nguồn website rất đáng tin dành cho bạn. Đó là website của chính phủ New Zealand về du học và website của các trường. Trang thông tin của chính phủ sẽ cho bạn các chia sẻ về quá trình du học và các học bổng toàn phần. Trang thông tin của trường sẽ là những ngành chi tiết bạn có thể đăng ký, các thông tin về hoạt động ngoại khóa,…
Website: https://www.studywithnewzealand.govt.nz/
- Buổi hội thảo: Các buổi hội thảo và triển lãm du học sẽ được Tổng lãnh sự quán của New Zealand tại Việt Nam tổ chức thường xuyên hằng năm. Bạn có thể đến để nhận được các chia sẻ về du học thực tế. Chương trình thường diễn ra vào tháng 3 và tháng 9
- Trung tâm tư vấn: Các trung tâm tư vấn du học cũng giúp cung cấp đầy đủ các thông tin mà bạn mong muốn. Vì vậy, nếu bạn cần sự hỗ trợ tận tình và chi tiết thì có thể liên hệ đến các trung tâm. Từ đó có cái nhìn khách quan hơn về quá trình du học New Zealand
Việc tìm kiếm thông tin trước khi đi du học rất quan trọng. Quá trình này sẽ giúp bạn nhận ra sự phù hợp của mình với đất nước bạn lựa chọn. Tuy nhiên, khi đã xác định mong muốn du học New Zealand thì bạn cần tham khảo để lựa chọn trường và lĩnh vực học một cách cẩn thận hơn.
2. Kinh nghiệm chọn ngành và chọn trường
Chia sẻ kinh nghiệm chọn ngành ở New Zealand
Lựa chọn trường và chọn ngành học là một trong những vấn đề gây đau đầu cho sinh viên quốc tế. Bởi lẽ, một ngành nghề phù hợp và một ngôi trường có chất lượng đào tạo tốt là cốt lõi để các bạn quyết định du học.
Vì vậy, bạn cần xem xét về các yếu tố sau để có lựa chọn thực sự phù hợp với bản thân.
- Đam mê và năng lực của bản thân: Bạn phải nhìn nhận rõ các tố chất mà bạn đang có. Sự đam mê và các thế mạnh đều giúp ích rất lớn cho quá trình học tập tại New Zealand. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ và tham khảo ý kiến của những người xung quanh để có lựa chọn phù hợp nhất
- Đăng ký buổi học thử tại trường và lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi
- Xác định mục tiêu du học: Bạn cần xác định rõ bạn đi du học để tăng cơ hội làm việc khi về nước hay là định cư tại New Zealand
- Tra cứu thử mức lương hiện tại của các ngành nghề tại New Zealand và tại Việt Nam
- Tham khảo ý kiến của các sinh viên đang theo học ngành bạn định lựa chọn hoặc các anh chị đang làm việc trong lĩnh vực đó
- Tham khảo ý kiến của các chuyên viên tư vấn: Đây là những người có cái nhìn khách quan và hiểu biết về các trường. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi nhận sự hỗ trợ
Quá trình chọn trường và chọn ngành sẽ không quá khó khăn nếu bạn xác định rõ được mục đích du học của mình. Sau khi có quyết định thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ một cách cẩn thận. Một bộ hồ sơ du học sẽ thể hiện được năng lực của bạn.
3. Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ du học New Zealand
Hồ sơ du học New Zealand cũng tương tự hồ sơ du học các nước khác. Tuy nhiên, với những sinh viên chưa có kinh nghiệm thì việc xây dựng một bộ hồ sơ đầy đủ thông tin cần thiết và ấn tượng cũng là vấn đề nan giải.
Bạn cần đảm bảo các thông tin cần thiết sau đây trong hồ sơ đăng ký du học của mình:
Các giấy tờ cần phải có
- Sơ yếu lý lịch: Ngoài thông tin về bản thân, bạn hãy liệt kê đầy đủ các thành viên trong gia đình mình, kể cả họ đang sống ở Việt Nam, New Zealand hay các nước khác.
- Hộ chiếu
- 4 ảnh với kích cỡ 3×4
- Bản sao hộ khẩu
- Các chứng chỉ, bằng tốt nghiệp, bảng điểm
- Giấy chứng nhận học bổng bạn nhận được.
- Thư xác nhận của người giám hộ trong trường hợp bạn dưới 18 tuổi.
- Bài luận trình bày kế hoạch học tập.
Các hồ sơ liên quan đến sức khỏe
New Zealand yêu cầu sinh viên quốc tế về hồ sơ sức khỏe. Nếu bạn học từ 6 tháng đến 1 năm thì bạn cần có giấy xác nhận X-quang về ho lao. Nếu học trên 1 năm thì cần bổ sung thêm hồ sơ sức khỏe.
Các địa chỉ bạn có thể xin giấy khám sức khỏe du học New Zealand:
- International SOS Ho Chi Minh city clinic, thành phố Hồ Chí Minh.
- International Organisation for Migration (IOM), thành phố Hồ Chí Minh.
- Family Medical Practice, thành phố Hồ Chí Minh.
- International Organization for Migration (IOM) Hà Nội.
- Family Medical Practice Hà Nội.
Hồ sơ chứng minh thu nhập
Các hồ sơ chứng minh thu nhập khi đi du học New Zealand sẽ bao gồm các nguồn tiền tiết kiệm, các nguồn thu nhập và giấy chứng nhận tài sản.
Quá trình chuẩn bị hồ sơ thường sẽ diễn ra trong thời gian dài. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị mọi thứ một cách chỉnh chủ nhất. Hãy đảm bảo hồ sơ của bạn sẽ gây ấn tượng cho người xem xét. Điều đó sẽ giúp tăng khả năng bạn được nhận vào học.
4. Kinh nghiệm phỏng vấn visa
Các cuộc phỏng vấn du học New Zealand thường qua điện thoại và bạn sẽ trả lời trực tiếp. Trường hợp bạn dưới 18 tuổi thì phụ huynh sẽ trả lời các câu hỏi thay bạn. Ngôn ngữ trao đổi sẽ là Tiếng Việt. Vì vậy, bạn chỉ cần chuẩn bị tốt các nội dung thường được đề cập.
Một số câu hỏi xin visa du học phổ biến:
- Tại sao bạn chọn du học New Zealand mà không phải các quốc gia khác?
- Lý do bạn chọn học chuyên ngành này ở New Zealand?
- Bạn sẽ học ở New Zealand trong thời gian bao lâu?
- Ai là người bảo trợ chi phí du học New Zealand cho bạn?
- Bạn có người thân sinh sống ở New Zealand không?
- Bạn sẽ ở nơi nào khi đến New Zealand?
- Bạn đã mua bảo hiểm y tế dành cho du học sinh chưa?
- Bạn có dự định ở lại New Zealand làm việc sau khi tốt nghiệp không?
- Bạn có dự định đi làm thêm khi du học tại New Zealand hay không? Bạn biết những gì về quy định làm thêm tại New Zealand?
Các câu hỏi này không thực sự quá khó. Nếu chuẩn bị từ trước thì bạn sẽ vượt qua dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần giữ bình tĩnh khi phỏng vấn và trả lời một cách tự tin.
5. Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi đi du học
Sau khi có kết quả trúng tuyển, bạn cần chuẩn bị mọi thứ cho chặng đường sắp đến. Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình này. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo mang theo đầy đủ các vật dụng cần thiết và không mang những vật dụng bị cấm trên máy bay và New Zealand.
Các giấy tờ cần mang
- Hộ chiếu còn hạn sử dụng
- Các giấy tờ tùy thân quan trọng: Giấy khai sinh, Căn cước công dân, Bằng lái xe,…
- Bảng điểm, Các bằng cấp, Chứng chỉ Tiếng anh và các chứng chỉ khác
- Thư xác nhận thị thực sinh viên quốc tế
- Thư nhập học của trường đăng ký
- Biên lai các khoản phí đã nộp: Học phí, Bảo hiểm y tế
- Các đơn thuốc đã và đang sử dụng kèm theo chỉ định của bác sĩ
- Số điện thoại và email của tất cả những người quen ở New Zealand
- Ảnh 3×4 và 4×6 để dùng trong quá trình học tập
Các vật dụng nên mang
Bạn nên mang theo một số vật dụng cần thiết cho quá trình sinh hoạt ở New Zealand. Theo quy định bạn sẽ không được mang quá 5.000 USD. Tuy nhiên, tiền mặt là không thể thiếu. Bạn cần mang theo một ít tiền mặt và thẻ visa để thanh toán các chi phí của mình.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, giày dép, mắt kính,… Các vật dụng này sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian mua sắm khi qua New Zealand. Đặc biệt, đối với các bạn mới qua lần đầu sẽ chưa biết địa điểm mua sắm thích hợp.
Bạn cũng có thể mang theo một số loại thức ăn đã đóng gói và chế biến. Hãy đảm bảo các thực phẩm này không nằm trong danh mục cấm của New Zealand.
Các vật dụng không được mang
Bạn không được mang các loại thực phẩm sống và thịt động vật. Các loại hoa quả, rau xanh cũng không được phép mang sang New Zealand. Vì vậy hãy đảm bảo hành lý của bạn không chứa các sản phẩm này.
Chuẩn bị hành lý đi du học rất quan trọng. Nếu không cẩn thận, bạn có thể bỏ sót vài món đồ cần thiết và tốn nhiều chi phí để mua lại. Nhưng nếu mang quá nhiều thì sẽ quá tải hành lý. Vì vậy, hãy chỉ mang những vật dụng thật sự cần và hữu ích nhé.
6. Kinh nghiệm làm thủ tục nhập cảnh New Zealand
Sinh viên mới đi du học sẽ bị bỡ ngỡ trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh. Do đó, việc tìm hiểu các thủ tục cần làm sau khi vừa đến New Zealand sẽ giúp bạn tự tin và giảm lo lắng.
Sau khi nhập cảnh, bạn sẽ được phát một tờ khai. Nếu không được nhận từ tiếp viên hàng không thì bạn có thể nhận tại quầy của sân bay. Hãy ghi các thông tin cá nhân, kế hoạch du học và địa chỉ bạn sẽ lưu trú tại New Zealand.
Đừng quên lấy hành lý ký gửi của bạn. Theo dõi trên màn hình ở quầy thủ tục để biết băng chuyền nhận hành lý. Lưu ý không cầm hộ hành lý của bất kỳ ai nhé!
7. Kinh nghiệm du học New Zealand
Có một số kinh nghiệm liên quan đến quá trình sinh sống và học tập tại New Zealand. Các chia sẻ này sẽ giúp quá trình lưu trú của bạn được thuận lợi hơn. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến làm thẻ ngân hàng, tìm chỗ ở và các quy định dành cho sinh viên quốc tế.
Mở thẻ ngân hàng
Sau khi qua New Zealand bạn nên liên hệ bên ngân hàng để mở thẻ. Thẻ ngân hàng sẽ giúp bạn dễ dàng nhận lương làm thêm hoặc nhận hỗ trợ từ gia đình. Một số ngân hàng các sinh viên quốc tế hay mở là: ANZ, ASB, BNZ, WESTPAC, TSB BANK, KIWIBANK, The Cooperative Bank.
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi mở thẻ ngân hàng là hộ chiếu bản gốc và thông tin về địa chỉ bạn đang lưu trú. Nếu bạn có bằng lái xe tại New Zealand thì có thể dùng nó thay cho hộ chiếu. Nhờ vậy, quá trình hoàn thiện hồ sơ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Kinh nghiệm tìm chỗ ở tại New Zealand
Chỗ ở dành cho sinh viên quốc tế rất nhiều tại New Zealand. Tuy nhiên, nếu bạn mới đến thì ở ký túc xá sẽ thuận tiện và dễ dàng cho việc đi học nhất. Sau đó, bạn có thể chuyển đến các căn hộ ngoài khuôn viên trường nhưng vẫn chịu sự giám sát của nhà trường. Căn hộ như thế này sẽ tạo sự độc lập hơn nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố quản lý của trường.
Căn hộ cho thuê hoặc nhà trọ cũng là lựa chọn sinh sống lý tưởng. Bạn sẽ sống thoải mái hơn, tự do hơn. Nhưng lúc này bạn cần tự tạo cho mình một thói quen sinh hoạt và tự đặt ra quy tắc sống cho chính mình.
Nếu bạn muốn tiếp xúc văn hóa nhiều hơn thì có thể chọn sinh sống với người dân địa phương. Nhà trường có thể sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm một gia đình địa phương phù hợp. Tuy nhiên, chi phí bạn phải trả cho trải nghiệm này là 1.000 NZD/tháng.
8. Một số thắc mắc khi du học tại New Zealand
Có một số thắc mắc xoay quanh các vấn đề khi du học New Zealand. Edupath sẽ giúp bạn giải đáp một số câu hỏi thường gặp để việc du học thuận lợi hơn.
Bị từ chối visa thì nên làm gì?
Khi nhận kết quả bị từ chối visa du học, bạn nên xem xét lại tất cả các hồ sơ đã nộp của mình. Nếu phát hiện ra các sai sót có thể điều chỉnh ngay. Sau đó hãy kháng nghị xét lại hồ sơ hoặc nộp hồ sơ mới để xin visa du học.
Chi phí sinh hoạt tối thiểu ở New Zealand là bao nhiêu?
Với một mức sống tiết kiệm, bạn sẽ chi khoảng 15.000 NZD/năm cho các khoản phí sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, bạn có thể đi làm thêm ngoài giờ tại đây với mức lương 18 NZD/giờ. Vì vậy, mức phí sinh hoạt này tương đối dễ chịu cho sinh viên quốc tế.
Kinh nghiệm du học New Zealand được chia sẻ rất nhiều. Nhưng khi tìm kiếm quá trình du học, các bạn vẫn bị lan man giữa các thông tin chưa logic và chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Bài viết trên đã giúp các bạn định hình được toàn bộ quá trình du học từ giai đoạn nộp hồ sơ đến khi sinh sống tại New Zealand. Từ đó giúp bạn định hình được các việc mình cần làm.
Nếu còn thắc mắc về vấn đề du học New Zealand và các thông tin liên quan, hãy liên hệ đội ngũ Edupath để được hỗ trợ tận tình nhé!