Chứng minh tài chính du học New Zealand là điều chưa bao giờ dễ dàng đối với những ai chưa từng có kinh nghiệm trước đây.
EduPath biết được nỗi niềm này nên sẽ giúp mọi người giải đáp đầy đủ các thông tin cần biết để có hành trình du học thuận lợi hơn. Đọc kỹ bài viết phía dưới để cập nhật kịp thời những thông tin cần thiết nhất!
Du học New Zealand có cần chứng minh tài chính không?
Theo thông tin hiện nay, New Zealand chưa có chính sách không cần chứng minh tài chính du học New Zealand.
Vì vậy, đại sứ quán nước này vẫn yêu cầu du học sinh phải đáp ứng đầy đủ về việc chứng minh tài chính để xin Visa du học New Zealand.
Lý do tại sao phải chứng minh tài chính du học New Zealand?
Điều kiện bắt buộc của Lãnh sự hoặc Đại sứ quán tại New Zealand
Các lãnh sự và đại sứ quán yêu cầu nghiêm khắc vì để xác định bạn đáp ứng các điều kiện sau:
- Chắc chắn bạn đi du học với mục đích học tập là chính
- Có đủ khả năng tài chính để học tập và sinh sống
Và để tránh các trường hợp sau:
- Đi du học nhưng mục đính chính không phải là để học
- Không đủ tài chính chi trả sinh hoạt phí và học phí
- Bươn chải làm thêm để bù đắp gánh nặng tài chính
- Đi du học để kiếm tiền dẫn đến việc học bị chểnh mảng
- > Các trường hợp trên thường có nguy cơ cao bỏ học và như vậy sẽ được coi là lao động bất hợp pháp tại New Zealand
Chính vì vậy, chính phủ nơi đây mới gắt gao trong việc yêu cầu du học sinh chứng minh tài chính du học New Zealand. Mặt khác là để xác định được rằng bạn sang quốc gia của họ là để học tập chứ không phải là để làm việc hay cho những mục đích phi pháp khác.
Đảm bảo du học sinh chú trọng vào mục đích học tập
Các lãnh sự hay đại sứ quán yêu cầu bạn chứng minh tài chính đi New Zealand để chắc chắn rằng:
- Hoàn thành chương trình học theo đúng study plan các bạn đã lập ra.
- Yên tâm học tập mà không phải đặt nặng vấn đề làm việc và kiếm tiền.
- Hạn chế việc định cư ở lại sau khi học tập xong bằng các con đường trái phép.
- Không tham gia làm các hoạt động phi pháp và không đúng mục đích khi ở New Zealand.
Mặc dù New Zealand có những ưu tiên về chính sách sinh viên quốc tế, nhưng nếu các ý đồ sau quá rõ thì có thể khiến hành trình du học New Zealand bị gián đoạn.
- Tài chính yếu không đủ khả năng chi trả.
- Độ tuổi đang trong độ tuổi lao động, quá trình học tập và làm việc bị gián đoạn.
- Tìm kiếm cơ hội ở lại và làm việc ngay trong khi học.
Dù chính phủ có các chính sách định cư cho du học sinh quốc tế sau khi học tập, nhưng bạn vẫn phải ưu tiên chuyện học hành. Ngoài ra, họ chỉ muốn hạn chế sinh viên làm việc trái phép.
Các quy định nghiêm ngặt của New Zealand trong việc chứng minh tài chính du học
Quy định về số tiền cần có để đăng ký khoá học
Đối với sinh viên đăng ký khóa học dưới 36 tuần, phải có đủ chi phí ít nhất 1250 NZD/ tháng để chi trả chi phí sinh hoạt cộng với học phí.
Đối với sinh viên đăng ký khóa học trên 36 tuần, phải có 15,000 NZD/ năm để chi trả sinh hoạt phí cộng với học phí.
Quy định về khả năng thanh toán học phí
Cần cung cấp bằng chứng về việc nộp học phí với nhà trường. Du học sinh phải có thư mời nhập học và biên lai thu tiền học phí của nhà trường trong hồ sơ xin Visa.
Nếu sinh viên không sống ở New Zealand, sinh viên có thể không cần cung cấp bằng chứng về việc nộp học phí cho đến khi visa được chấp nhận.
Ngoài ra, sinh viên có thể du học New zealand không chứng minh tài chính về vấn đề học phí nếu đáp ứng yêu cầu dưới đây:
- Miễn học phí
- Phải có xác nhận về việc chương trình học được miễn học phí hoặc sinh viên được miễn bất cứ loại phí nào từ nhà trường.
- Tham gia chương trình học trao đổi hoặc chương trình trao đổi nhưng không cấp bằng theo thỏa thuận hợp tác giữa Đại học New Zealand và Việt Nam:
- Xác nhận từ cơ sở giáo dục của New Zealand về việc học phí đã được trả trực tiếp cho họ bởi một cơ sở giáo dục ở nước ngoài
- Hoặc bên cung cấp thứ ba có thẩm quyền đại diện cho cơ sở giáo dục ở nước ngoài.
- Du học sinh có học bổng New Zealand được cấp bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại (Ministry of Foreign Affairs and Trade)
- Thông báo về học bổng New Zealand toàn phần, bán phần.
- Sự chấp thuận khoản vay chính phủ nước sở tại tại một cơ sở giáo dục
- Bằng chứng về việc khoản vay đã được áp dụng và xác nhận từ bên cơ sở giáo dục rằng học phí đã được trả trực tiếp cho họ.
- Sự chấp thuận khoản vay chính phủ nước sở tại tại một Cơ sở giáo dục tư nhân (Private Training Establishment – PTE) cho khóa học Cử nhân trở lên
- Bằng chứng về việc khoản vay đã được áp dụng và xác nhận từ bên Cơ sở giáo dục tư nhân rằng học phí đã được trả trực tiếp cho họ.
- Du học sinh được chính phủ nước ngoài hỗ trợ
- Đáp ứng tất cả các điều kiện nêu trong điều khoản trên.
Quy định về khả năng thanh toán sinh hoạt phí
Sinh viên quốc tế phải cung cấp bằng chứng theo yêu như có đủ tiền để trang trải trong khoảng thời gian sống ít nhất là năm đầu tiên tại New Zealand.
Bằng chứng có thể bao gồm một trong những loại sau:
- Một thông báo về việc bạn được nhận học bổng toàn phần
- Một đơn Tài trợ Gia nhập Tạm thời (Sponsorship for Temporary Entry) (INZ 1025) điền đầy đủ thông tin
- Một đơn Cam kết Tài chính cho du học sinh (Financial Undertaking for a Student) (INZ 1014) điền đầy đủ thông tin. Chi trả toàn bộ chi phí sống ở New Zealand trong thời gian của visa
- Quỹ của du học sinh hoặc đại diện cho du học sinh học tại New Zealand
Quy định chứng minh tài chính của người tài trợ du học New Zealand
Nhà tài trợ cho du học sinh trong việc xin visa phải được chấp nhận và đáp ứng một trong yêu cầu dưới đây:
- Là người có quan hệ ruột thịt hoặc bạn bè với đương đơn
- Hoặc là một tổ chức hoặc cơ quan chính phủ (Một cá nhân phải được chỉ định làm người liên lạc có thẩm quyền)
Nhà tài trợ phải đáp ứng yêu cầu rằng:
- Thành thật (ví dụ: thực sự có ý định tuân thủ nghĩa vụ tài trợ)
- Thực sự có đủ tài chính tài trợ cho đương đơn
Hồ sơ chứng minh tài chính du học New Zealand gồm những gì?
Để chứng minh tài chính du học New Zealand, sinh viên cần chuẩn bị các giấy tờ sau
- Sổ tiết kiệm hay giấy xác nhận số dư tại các ngân hàng.
- Chứng minh thu nhập hàng tháng
- Tài sản đang sở hữu
Lưu ý quan trọng: Mọi nguồn thu nhập hợp pháp, rõ ràng và được pháp luật công nhận mới có thể chứng minh. Một thực tế là rất nhiều gia đình Việt Nam có điều kiện kinh tế nhưng lại không thể chứng minh qua giấy tờ, hồ sơ.
Hướng dẫn các cách chứng minh tài chính du học New Zealand đầy đủ nhất
Hiện nay, chứng minh tài chính du học New Zealand có 3 cách như sau:
Chứng minh thông qua sổ tiết kiệm
Đại sứ quán và nhà trường sẽ đánh giá cao việc chứng minh bằng sổ tiết kiệm vì có giá trị tương đương với tiền mặt.
- Sổ tiết kiệm nên được mở từ 6 tháng trước hoặc hơn so với ngày nộp visa, đồng thời kỳ hạn mở dài từ 6 – 12 tháng
- Số dư sổ tiết kiệm nên từ 800 triệu – 1 tỷ đồng
Hồ sơ chứng minh tài chính nên có:
- Bản chính giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng dịch song ngữ Anh Việt
- Bản sao sổ tiết kiệm có dấu đỏ của ngân hàng và dấu công chứng
- Sổ tiết kiệm bản chính khi đi phỏng vấn
Chứng minh bằng thu nhập của gia đình
Hình thức này áp dụng cho trường hợp du học sinh có người nhà hiện đang cư trú tại New Zealand.
- Người bảo lãnh cần chứng minh họ có nguồn tài chính ổn định và cam kết thanh toán số tiền học phí cho sinh viên
- Các khoản thu nhập có thể đến từ lương, tiền cho thuê tài sản, bất động sản, hoạt động kinh doanh của đương đơn hoặc người bảo trợ
- Mức thu nhập nên khoảng 70 triệu/ tháng trở lên
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Hợp đồng lao động
- Sao kê lương ngân hàng hàng tháng
- Giấy phép kinh doanh
- Hợp đồng cho thuê tài sản, bất động sản
- Giấy tờ sở hữu tài sản
Chứng minh bằng tài sản giá trị
Có thể chứng minh giấy tờ sở hữu tài sản có giá trị như giấy phép sở hữu ô tô, sở hữu đất đai. Càng nhiều giấy tờ và sổ đỏ thì giá trị càng lớn.
Các giấy tờ cần chuẩn bị:
- Giấy tờ chủ quyền nhà/ đất, chung cư
- Hợp đồng cho thuê nhà + sao kê tiền cho thuê + giấy tờ thuế (Nếu có)
- Giấy chủ quyền xe ô tô, xe tải, ghe, tàu (Nếu có), …
- Nếu người bảo trợ có kinh doanh: Giấy phép kinh doanh, Biên lai thuế TNDN + GTGT (1-3 năm gần nhất), Hợp đồng kinh tế,…
- Nếu người bảo trợ đi làm: Hợp đồng lao động, Giấy xác nhận việc làm, Bảng lương/sao kê lương 6 tháng gần nhất, Sổ bảo hiểm (nếu có)
- Nếu người bảo trợ có hùn vốn: Hợp đồng góp vốn, Sao kê tiền lãi hàng tháng
Lưu ý giúp chứng minh tài chính du học New Zealand dễ dàng hơn
Sau đây là những chú ý sinh viên nên biết để chứng minh tài chính du học New Zealand dễ dàng:
- Du học sinh nên chuẩn bị sẵn tài chính như chi phí sinh hoạt, học phí và các khoản phí khác đã được kiểm chứng
- Tất cả các bằng chứng tài chính sinh viên cung cấp cần phải xác thực, sẵn có và dễ tiếp cận
- Các nguồn tiền và tài sản nên được hợp pháp
- Các nguồn như các khoản vay vàng, quỹ do bưu điện hay hiệp hội hợp tác xã nắm giữ, quỹ trái phiếu và bán tài sản sẽ khó xác minh và có thể xem là nguồn ko đáng tin
- New Zealand chỉ chấp nhận người bảo lãnh là người thân trong gia đình và có bằng chứng chứng minh quan hệ như bạn đời, vợ/ chồng, cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà hay cha/ mẹ
Các bạn có thể tham khảo thêm các mẹo chứng minh tài chính khi xin VISA:
Các câu hỏi thường gặp
Làm sao để xin Visa và chứng minh tài chính du học New Zealand dễ dàng?
Nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam có nhu cầu du học tại New Zealand ngày một gia tăng, chính phủ New Zealand đã có những chính sách nới lỏng trong việc xin Visa du học.
Theo đó các thủ tục xin Visa và chứng minh tài chính được đơn giản hóa hơn rất nhiều.
Thách thức khi xin Visa sinh viên là gì?
Xin thị thực du học thường vất vả vì người ta phải đáp ứng các chính sách nhập cư phức tạp. Cơ quan Nhập cư New Zealand rất đặc biệt trong khi đánh giá các bằng chứng tài liệu được nộp để xin Thị thực Sinh viên .
Theo INZ, sinh viên phải có đủ tài chính cho các khoản phí và chi phí sinh hoạt ở dạng chấp nhận được trong toàn bộ thời gian học tập tại New Zealand.
Vậy chứng minh tài chính du học New Zealand có thật sự cần thiết?
Như đã nói ở trên, bạn cần chứng minh tài chính để xin Visa du học New Zealand. Tuy nhiên, quá trình này khá rắc rối với các thủ tục phức tạp.
Nếu bạn lo sợ bản thân chuẩn bị chưa đúng và đủ khiến bị đánh rớt, EduPath ở đây để đồng hành và giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề chứng minh tài chính du học New Zealand của bạn.
Vì vậy hãy để lại bình luận bên dưới để tiến gần hơn với giấc mơ du học New Zealand nhé!