Một trong những thách thức lớn mà học sinh – sinh viên Việt Nam phải đối mặt khi có kế hoạch đi du học Mỹ là thủ tục xin visa và khả năng vượt qua buổi phỏng vấn trực tiếp với viên chức Lãnh sự.
Người học không chỉ cần chuẩn bị một kế hoạch học tập thuyết phục và các khoản ngân sách cần thiết để đi du học mà còn phải chứng minh điều đó một cách rõ ràng, trung thực tại cơ quan Lãnh sự trong buổi phỏng vấn thì mới được cấp visa.
Việc chứng minh tài chính du học Mỹ đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quy trình xin thị thực Hoa Kỳ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ, hồ sơ, các loại tài sản đúng chuẩn nhất.
Đừng lo lắng, EduPath sẽ chỉ cho các bạn học sinh, sinh viên cũng như quý vị phụ huynh cách chứng minh tài chính đi Mỹ cho tỷ lệ đậu visa cao nhất. Tham khảo ngay nhé!
Tại sao cần chứng minh tài chính du học Mỹ?
Khi tiếp nhận một đơn xin thị thực đến Mỹ, cơ quan thẩm quyền của nước này luôn lo lắng về việc sẽ có nguy cơ người nhập cảnh lưu trú bất hợp pháp bên ngoài mục đích chuyến đi, dẫn đến tình trạng gia tăng cư trú bất hợp pháp, kéo theo các tệ nạn xã hội đối với đất nước họ.
Hồ sơ xin visa của học sinh – sinh viên muốn đi du học Mỹ cũng không nằm ngoài nhóm đối tượng cần xem xét cấp visa một cách cẩn trọng.
Để giảm thiểu đến mức tối đa vấn nạn này, nước Mỹ bắt buộc các học sinh – sinh viên muốn du học phải chứng minh khả năng tài chính của bản thân.
Đây cũng là cơ sở để bạn có thể chứng minh với trường học tại Mỹ và cơ quan Lãnh sự Mỹ rằng mình mong muốn sang xứ cờ hoa để du học và thu nạp thêm kiến thức chứ không phải sang đó để ở lại làm việc nhằm có thu nhập cao hơn hoặc định cư bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng du học sinh làm thêm bất hợp pháp, ở lại sau khi hết hạn visa hay bỏ học để đi làm trái pháp luật, chứng minh tài chính vững vàng giúp học sinh – sinh viên yên tâm tập trung hơn vào việc học.
Khi xin visa du học Mỹ cần những hồ sơ tài chính gì?
Chứng minh tài chính du học Mỹ là thủ tục không khó. Tuy nhiên, cần phải rất chặt chẽ, minh bạch và trung thực.
Bất kỳ thông tin hay giấy tờ nào của bạn không đáng tin, viên chức Lãnh sự đều có thể từ chối cấp visa cho bạn.
Dưới đây là những thông tin khi chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính mà bạn cần nắm rõ để nâng cao khả năng được cấp visa của mình:
Yêu cầu về hồ sơ
Bên cạnh các hồ sơ bắt buộc phải có theo yêu cầu như:
- Hộ chiếu
- Giấy xác nhận mẫu đơn xin visa Mỹ
- Ảnh chụp chân dung
- Lịch hẹn phỏng vấn của Đại sứ quán
- Sổ hộ khẩu (mang bản chính)
- Khai sinh
- Hồ sơ học tập
- Giấy tờ nhập học từ trường
- Biên nhận hoàn thành phí An Ninh Nội Địa Mỹ
Hồ sơ chứng minh tài chính cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cơ bản sau:
- Giấy chứng nhận sở hữu các tài sản khác như xe cộ, cổ phiếu, trái phiếu
- Sổ tiết kiệm (bản gốc) hoặc giấy xác nhận số dư
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất
- Giấy tờ liên quan đến thu nhập, cơ sở kinh doanh, thuế của bạn hoặc người bảo trợ tài chính
- Ngoài ra bạn có thể cung cấp thêm các giấy tờ chứng minh tài chính có giá trị để tăng sức thuyết phục đối với Đại sứ quán Mỹ
Yêu cầu về tài chính
Khi các trường Trung học, Cao đẳng, Đại học chấp nhận cho học sinh – sinh viên được nhập học, các du học sinh sẽ nhận được mẫu đơn I-20 do Bộ An ninh Nội địa Mỹ cấp.
I-20 chứa thông tin cá nhân của ứng viên, tên trường đăng ký, chương trình học và thông tin tài chính, thông tin này rất cần thiết khi viên chức Lãnh sự xem xét đơn xin visa du học Mỹ của bạn.
Trong thông tin tài chính chứa chi phí học tập ước tính, thời lượng khóa học và thông tin tài trợ cho sinh viên. Trường hợp sinh viên nhận học bổng cũng sẽ được đề cập trong I-20.
Dựa trên các chi tiết có trong I-20, du học sinh phải chuẩn bị một khoản tiền cần thiết để đi du học và mang theo các tài liệu sau đây để làm bằng chứng được hỗ trợ tài chính trong buổi phỏng vấn visa:
Giấy tờ từ ngân hàng
Các trường Cao đẳng và Đại học tại Mỹ yêu cầu sinh viên quốc tế chứng minh rằng họ có đủ tài chính để chi trả cho việc học tập cũng như sinh hoạt ở Mỹ.
Các ứng viên phải mang theo các xác nhận số dư, sổ tiết kiệm và sao kê tài khoản ngân hàng của bạn, cha mẹ hoặc người bảo trợ tài chính như một tờ giấy bắt buộc khi xin visa du học Mỹ.
Hầu hết các các trường tại Mỹ, ngay từ giai đoạn xin trường đều yêu cầu người học phải chứng minh mình đủ khả năng chi trả học phí trong vòng một năm.
Tuy nhiên, nhiều trường nhất định yêu cầu bằng chứng trong hơn một năm. Nó phụ thuộc vào các khoá học và loại trường mà bạn đăng ký. Khả năng tài chính được chứng minh bằng bất kỳ loại tiền nào.
Nếu bạn không thể trình xuất trình các giấy tờ ngân hàng kể trên thì sẽ có thể dẫn đến việc từ chối của trường với hồ sơ ghi danh của bạn.
Trong một số trường hợp học sinh xin hỗ trợ tài chính từ nhà trường, có thể sẽ được yêu cầu cung cấp thêm các thông tin về công việc, thu nhập, tài sản và chi tiêu, bao gồm chứng từ như hợp đồng lao động, giấy tờ sở hữu tài sản,… cho thấy mức thu nhập hằng năm và năng lực tài chính của mình hoặc của người bảo trợ.
Tiền gửi cố định hoặc quỹ dự phòng
Học sinh – sinh viên có tiền gửi trong ngân hàng có thể xuất trình các giấy tờ liên quan đến viên chức Lãnh sự Hoa Kỳ. Ngoài ra, du học sinh có quỹ dự phòng riêng cũng được chấp nhận làm bằng chứng tài chính để được hỗ trợ chi phí học tập và sinh hoạt tại Mỹ.
Học bổng và hỗ trợ tài chính
Nếu học sinh – sinh viên nhận được bất kỳ học bổng hoặc hỗ trợ tài chính nào đủ để chi trả chi phí học tập và sinh hoạt thì có thể lấy đó làm bằng chứng.
Muốn vậy, du học sinh phải nộp thư chính thức nhận học bổng, có ghi giá trị học bổng, tên tổ chức tài trợ. Học bổng hoặc hỗ trợ tài chính có thể là của chính phủ cấp hoặc nhận được từ cơ quan, một tổ chức tư nhân nào đó.
Tài sản hoặc đầu tư
Học sinh – sinh viên đi du học Mỹ cũng có thể chứng minh sự ổn định về mặt tài chính thông qua tài sản cá nhân hoặc bất kỳ khoản đầu tư nào khác của cá nhân và người bảo trợ tài chính.
Tuy nhiên, trường học Mỹ hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ chỉ chấp nhận các tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt.
Cần tài chính tối thiểu bao nhiêu khi xin visa du học Mỹ?
Như EduPath đã trình bày ở trên, tổng chi phí tài chính bao gồm học phí và chi phí sinh hoạt đã được đề cập trong I-20. Du học sinh phải cố gắng chứng minh số tiền tài trợ tối đa nhiều hơn số tiền ghi trong I-20.
Sổ tiết kiệm
Chứng minh tài chính du học Mỹ cần bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người.
Số dư trong tài khoản tiết kiệm sẽ là nguồn tiền cố định và sẵn có để bạn có đủ khả năng chi trả toàn bộ tiền học phí cũng như sinh hoạt phí trong vòng một năm du học tại Mỹ đã ghi trên I-20. Vì vậy, số tiền cần có trong sổ tiết kiệm là tương đối lớn.
Theo thống kê trung bình thì một năm Đại học của một du học sinh Mỹ sẽ hết khoảng hơn 800 triệu. Vì vậy, để được thông qua xét duyệt visa du học bậc Đại học, bạn cần chuẩn bị tài khoản tiết kiệm có số dư tối thiểu là 800 triệu.
Tương tự, bậc học Cao đẳng cần khoảng 500 triệu. Bậc Trung học sẽ tuỳ thuộc vào trường hoặc chương trình các bạn đăng ký.
Để tăng tính xác thực của tài khoản tiết kiệm khi chứng minh tài chính du học, bạn cần mở tài khoản trước khi nộp hồ sơ du học từ 2 đến 3 tháng.
Chứng minh nguồn thu nhập của gia đình hoặc người bảo lãnh
Ngoài tiết kiệm, du học Mỹ còn cần chứng minh nguồn thu nhập của gia đình, người bảo lãnh đảm bảo có đủ khả năng chi trả học phí các kỳ tiếp theo khi học tập tại xứ sở cờ hoa.
Tùy thuộc vào từng đối tượng cần phải chứng minh thu nhập cũng như ngành nghề công tác cụ thể, nguồn gốc thu nhập hàng tháng, hàng năm mà viên chức Lãnh sự sẽ yêu cầu du học sinh cung cấp thêm bằng chứng.
Chứng minh tài chính du học Mỹ visa F1 là bao nhiêu
Đối với trường hợp gia đình hoặc người bảo lãnh là người lao động:
- Bản sao hợp đồng lao động, có đầy đủ các thông tin như chức vụ, thời hạn lao động, thời hạn hợp đồng, chế độ làm việc, lương thưởng, quyền lợi,…
- Tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân chi tiết
- Giấy xác nhận nhận đã đóng bảo hiểm xã hội
- Xác nhận thu nhập
Đối với trường hợp gia đình hoặc người bảo lãnh là chủ công ty, doanh nghiệp:
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy chứng nhận mã số thuế
- Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất của công ty, doanh nghiệp
- Tờ khai nộp thuế
- Các bằng chứng về hoạt động của công ty
- Các giấy tờ liên liên quan tới cổ phần, góp vốn,…(nếu có)
Kinh nghiệm làm hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ hiệu quả nhất
Có thể nói, hồ sơ tài chính du học Mỹ là một trong mấu chốt quan trọng để Lãnh sự quán cấp visa cho du học sinh. Tuy nhiên, việc không hiểu đúng cách xét duyệt hồ sơ tài chính đã khiến nhiều bạn trượt visa và bỏ lỡ giấc mơ du học Mỹ.
Sau đây, EduPath chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế về làm hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ hiệu quả, cho tỷ lệ đậu visa cao nhất.
Bước 1: Chứng minh thu nhập của người bảo lãnh
Lãnh sự quán Mỹ xét hồ sơ dựa trên giấy tờ mà bạn cung cấp. Nếu bạn chỉ nói suông mà không có bằng chứng thì rất khó để thuyết phục được Viên chức Lãnh sự. Đa số nhiều người không có sẵn chứng từ vì họ thường tránh nộp thuế.
Với kinh nghiệm từ EduPath, để có thể có chứng từ cho bộ hồ sơ du học, bạn nên tìm hiểu thông tin, lên lộ trình du học từ sớm. Từ đó khuyến khích người bảo lãnh lưu ý cung cấp, bổ sung các giấy tờ đầy đủ nhất. Cụ thể:
- Nếu người bảo lãnh có công ty thì kinh doanh nên có lãi, việc công ty kinh doanh thua lỗ có thể không chứng minh được nguồn ngân sách đều đặn dành cho bạn đi du học. Doanh nghiệp cần phải đóng thuế đầy đủ hoặc có chứng từ miễn nghĩa vụ thuế phù hợp.
- Nếu có hợp đồng lao động và đang nhận lương bằng tiền mặt thì cần có xác nhận thu nhập hoặc xác nhận công việc ghi rõ thu nhập theo năm hoặc tháng. .
- Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các giấy tờ thu nhập khác: hợp đồng cho thuê nhà, thuê đất, thuê xe, tiền thưởng, tiền lãi…. kèm theo chứng từ nhận tiền để tăng tính thuyết phục với viên chức Lãnh sự.
- Nếu thu nhập của bố mẹ không đủ, có thể nhờ thêm người đồng bảo trợ tài chính. Đó có thể là những người thân trong gia đình như anh chị em, cô, dì, chú, bác của bạn…. Nhưng chỉ nên thêm chứ không phải nguồn chính. Nhiều bạn nghĩ có người nhà định cư tại Mỹ bảo lãnh là đủ, thực tế là việc này hoàn toàn không đơn giản như vậy.
Khá nhiều trường hợp đã bị từ chối cấp visa vì có người thân đứng ra bảo lãnh, nhưng bản thân họ cũng có gia đình riêng cần phải ưu tiên để chăm lo.
Kinh phí trang trải cho một du học sinh học tập tại Mỹ không phải là nhỏ. Và khi đó Lãnh sự còn xét thêm rủi ro bạn không có ràng buộc quay về Việt Nam, rất dễ bị đánh trượt visa. Vì vậy, bạn nên thực sự cân nhắc khi lựa chọn người bảo lãnh. Bạn cần có người tư vấn cụ thể khi cần thêm người bảo trợ tài chính ngoài bản thân hoặc bố mẹ
Bước 2: Sổ tiết kiệm
Nếu đang ấp ủ giấc mơ du học Mỹ, bạn nên chuẩn bị nguồn tài chính từ sớm. EduPath khuyên bạn nên lên kế hoạch từ 1 đến 2 năm trước và lâu hơn thế.
Tiền tiết kiệm nên để từng sổ nhỏ, ghi rõ lịch sử gửi tiền. Những sổ có số tiền lớn qua việc bán nhà, bán xe, bán những món đồ có giá trị… khuyên bạn nên giữ lại biên lai, hợp đồng.
Những hồ sơ bảo lãnh đi cả gia đình cố gắng tích trữ nhiều tài sản, thu nhập càng cao càng tốt, có sự hỗ trợ từ hai bên gia đình. Nếu bạn chỉ đủ khả năng bảo lãnh cho một người đi du học thì chỉ nên đi trước và sau này bảo lãnh gia đình sang sau.
Bởi nếu tài chính chưa đủ mạnh mà bạn cố bảo lãnh cho cả gia đình thì tỷ lệ trượt visa là khá cao. Bạn cũng sẽ khó chứng minh với Lãnh sự quán được sự ràng buộc quay về Việt Nam.
Bước 3: Danh mục hồ sơ
Hồ sơ tài chính du học Mỹ khá phong phú, đòi hỏi chi tiết về các chứng từ, đa dạng các loại giấy tờ nên bạn cần có sự hỗ trợ, tư vấn chính xác để có thể hoàn thiện một bộ hồ sơ đúng, đủ và thuyết phục nhất có thể.
Bạn cũng đừng nên áp đặt hay mượn hồ sơ của người khác để làm ví dụ cho hồ sơ của mình. Bởi mỗi bộ hồ sơ đều khác nhau và còn tùy thuộc vào viên chức xét duyệt cho bạn nữa.
Đặc biệt hơn, nếu Lãnh sự phát hiện các tài liệu là giả mạo, tỷ lệ rớt visa du học Mỹ khá cao, thậm chí ảnh hưởng đến hồ sơ của bạn sau này khi du học ở các quốc gia khác.
Bước 4: Quá trình phỏng vấn với Lãnh sự
Cách tốt nhất, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ, bản thân học sinh – sinh viên phải hiểu và nắm rõ tài chính của gia đình mình. Khi trả lời phỏng vấn, người xin visa cần trả lời khớp với những giấy tờ đã cung cấp trong hồ sơ.
Xem thêm bài viết Phỏng vấn du học Mỹ: 5 chú ý giúp bạn tăng tỉ lệ đậu.
Có nên tự chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ không?
Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ khá là phức tạp, không thể làm một cách sơ sài, nhanh gọn. Mặt khác, pháp luật Việt Nam có quy định khác nhau về mức nguồn thu nhập ở từng ngành nghề.
Nếu bạn không am hiểu và nắm vững các điều kiện tài chính du học Mỹ rất dễ rơi vào trường hợp không đồng nhất giữa thu nhập thực tế và thể hiện trên giấy tờ. Kết quả đáng tiếc nhất là bị từ chối cấp visa du học Mỹ.
Chi phí du học Mỹ rất đắt đỏ và buộc bạn phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe nên bạn khó có thể du học Mỹ mà không cần chứng minh tài chính.
Nếu bạn đã có kế hoạch học tập tại Mỹ thì các bước chuẩn bị hồ sơ cần đảm bảo sự chắc chắn, rõ ràng và chính xác. Hãy tìm cho mình một trung tâm tư vấn du học Mỹ chuyên nghiệp, tận tâm, giàu kinh nghiệm giúp bạn có một hồ sơ chứng minh tài chính hoàn chỉnh nhất.
Với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, EduPath sẽ là địa chỉ hàng đầu mà bạn có thể tin tưởng và liên hệ để được hỗ trợ việc chứng minh tài chính khi xin visa du học Mỹ.
Du học Mỹ cùng EduPath: Săn học bổng lên đến 100% mọi bậc học.
Những câu hỏi thường gặp khi chứng minh tài chính du học Mỹ
1. Bạn sẽ cần bao nhiêu tiền để đủ điều kiện xin visa du học M1?
Visa M1 là các sinh viên du học tại Mỹ theo diện học nghề, với thời gian học ngắn khoảng từ 1 đến 2 năm.
Đối với trường hợp này khi chứng minh tài chính bạn cần chuẩn bị sổ tiết kiệm có đủ số dư để chi trả toàn bộ chi phí trong vòng một năm du học tại đây.
2. Bạn sẽ cần bao nhiêu tiền để đủ điều kiện xin visa du học F1?
Visa F1 là các sinh viên du học tại Mỹ trong thời gian tương đối dài, từ 3-4 năm. Đối với trường hợp này, bạn cần chuẩn bị chứng minh tài chính du học với 2 khoản:
- Sổ tiết kiệm có đủ số dư để chi trả học phí và phí sinh hoạt trong vòng 1 năm tại Mỹ
- Bằng chứng chứng minh thu nhập thường xuyên của gia đình hoặc người bảo lãnh đủ chi trả cho những năm tiếp theo..
3. Số dư ngân hàng cần thiết cho đơn I-20?
Nếu thời gian lấy bằng của bạn trên I-20 là 24 tháng, bạn phải có tài chính được chỉ định trên I-20 là hai năm. Ví dụ dễ hiểu, nếu I-20 quy định rằng, bạn cần 25.000 USD cho năm đầu tiên, bạn sẽ cần 50.000 USD cho thời gian học của mình.
4. Ai có thể hỗ trợ tài chính cho việc học tập tại Mỹ của tôi?
Bằng chứng tài chính visa F-1 có thể được tài trợ bởi:
- Cha mẹ: Phương án đầu tiên luôn là Cha hoặc Mẹ của bạn
- Người thân: Người thân cùng huyết thống cũng được phép làm người bảo lãnh cho bạn. Chẳng hạn như ông bà, cô bác hai bên nội ngoại cũng có thể hỗ trợ bạn cùng với anh em họ hàng
- Sự kết hợp của cả hai: Bạn có thể có Cha Mẹ + Người thân cũng có 2-3 nhà tài trợ để hiển thị toàn bộ chi phí một năm
5. Thu nhập cần chứng minh cho visa du học Mỹ là bao nhiêu tháng?
Bạn phải xuất trình bảng sao kê ngân hàng hoặc giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập đều đặn ít nhất 3-9 tháng để được cấp thị thực du học Mỹ.
6. Đối tượng nào cần chứng minh tài chính khi đi du học Mỹ?
Chứng minh tài chính là thủ tục bắt buộc đối với mọi du học sinh muốn học tập tại Mỹ. Cũng có trường hợp bạn du học theo diện bảo lãnh du học bởi trường, tổ chức, chính phủ thì cũng không quá khắt khe về vấn đề chứng minh tài chính khi làm thủ tục xin visa.
Tuy nhiên, để chứng minh được mục đích đúng đắn khi đi du học Mỹ của mình, bạn nên có nguồn tài chính minh bạch, rõ ràng và chính xác.
7. Chứng minh tài chính du học Mỹ có dễ không?
Quy trình chứng minh tài chính du học Mỹ sẽ không quá khó nếu bạn và gia đình thực sự sẵn sàng ngân sách cho kế hoạch học tập của bạn, bạn chỉ cần chuẩn bị một cách chỉn chu, kỹ lưỡng. Bạn cần cung cấp đầy đủ chi tiết các giấy tờ, cũng như các bằng chứng cho thấy mình đủ khả năng chi trả cho việc học tập, sinh hoạt tại Mỹ.
8. Du học Mỹ không cần chứng minh tài chính có thật không?
Du học Mỹ không cần chứng minh tài chính là hoàn toàn không có thật. Mọi du học sinh đều phải thực hiện bước chứng minh tài chính thì Lãnh sự quán mới xem xét cấp visa.
Tuy nhiên vì là buổi phỏng vấn trực tiếp nên việc viên chức Lãnh sự xem toàn bộ hồ sơ tài chính của bạn ít khi xảy ra, nhưng nếu không chuẩn bị sẵn, bạn hoàn toàn không thể vượt qua các câu hỏi phỏng vấn cơ bản và khả năng quan sát của viên chức Lãnh sự.
Lời kết
Tóm lại, khi làm chứng minh tài chính du học Mỹ, bạn cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, chủ động về mặt thời gian và đảm bảo nguồn gốc tài chính minh bạch.
Việc chứng minh tài chính du học Mỹ càng kỹ càng bao nhiêu, thì tỷ lệ đậu visa của bạn càng cao.
Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc về thủ tục chứng minh tài chính du học Mỹ nữa thì hãy bình luận ngay dưới bài viết, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ bằng tất cả kinh nghiệm, giúp biến ước mơ du học Mỹ của bạn thành sự thật.
Cha, mẹ có Chứng minh tài chính bằng nguồn thu nhập là lương thấp thì có thể chứng minh vằng Sổ tiết kiệm được không?
Chị cho em sdt để tư vấn viên liên hệ mình nhé